Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

“Không làm mọi điều ác Thành tựu các hạnh lành Tâm Ý giữ trong sạch Chính lời chư Phật dạy

Pháp cú – số 183”

8 LỜI DẠY CỦA NGÀI THIỀN SƯ MOGOK

  1. Người sống có niềm tin nơi Đức Phật
    Có niềm tin nơi Giáo Pháp
    Có niềm tin nơi Chư tăng
    Có niềm tin nơi chính mình
    Có đủ nhân duyên để thấu hiểu Giáo Pháp
    Có đủ nhân duyên để thân cận người Thầy tốt và bạn hữu tốt.
    Có sự nỗ lực hành trì Ba La Mật
    Tất cả những điều kiện trên là tài sản Thiện Pháp vô giá.
  2. Khi Ta chỉ biết quan tâm chuyện đời thường của người khác, thì ta đang làm mất đi sự trong sạch của Giới.
    Và khi Ta thiếu sự quan tâm ở nơi mình thì ta đang làm mất đi nền tảng thiện pháp bên trong của chính mình.
  3. Bởi vì Ta vẫn còn là một Phàm Phu.
    Ở nơi Ta vẫn còn nhiều Phiền Não.
    Ngay bây giờ hãy tự mình nỗ lực thực hành Thiền và phát triển Trí Tuệ Vipassana để gột rửa sạch những ô nhiễm Phiền Não trong Tâm.
  4. Biết lắng nghe Giáo Pháp
    Biết thực hành Giáo Pháp
    Người sống biết như vậy là đang tự cứu chính mình.
  5. Sự Giác Ngộ chưa đạt được thì mình còn phải chịu nhiều khổ đau trong dòng Nghiệp Lực.
    HÃY NỖ LỰC ĐỂ GIÁC NGỘ ĐỪNG NỖ LỰC ĐỂ TÁI SANH.
    Sự tiếp tục tái sanh trong 31 cõi là nguồn cội khổ đau lâu dài của sanh, già, bệnh, chết. Chỉ có sự Giác Ngộ mới chấm dứt lìa bỏ hoàn toàn sanh, già, bệnh, chết.
  6. Tâm không hiểu biết được gọi là Vô Minh.
    Sự thích thú đam mê được gọi là Tham Ái.
    Phiền Não được sinh ra từ Vô minh và Tham ái.
    Từ đó Phiền Não tiếp tục sinh ra sự tạo tác của Nghiệp Thiện và Bất Thiện.
    Chính sự tạo tác nghiệp Thiện và Bất thiện thì đồng nghĩa tương lai phải chịu quả báu của dòng Nghiệp Lực.
    Chính quá báo của Nghiệp Lực lại làm duyên cho sự tiếp nối của Phiền Não.
  7. Cuộc đời này là nguồn cội của khổ đau
    Bắt đầu cũng khổ
    Tồn tại cũng khổ
    Kết thúc cũng khổ
    Hãy nhìn thật kĩ để hiểu rõ về sự thật này.
  8. Đừng xem Thân Tâm này là ngôi nhà mới để nương tựa.
    Vì bản chất của Thân Tâm này là sự sanh diệt liên tục, nó luôn thay đổi từ cũ sang mới, từ kiếp này sang kiếp kia. Nếu chúng ta có thái độ hiểu biết đúng như vậy thì được gọi là sự Hiểu Biết của Trí Tuệ Vipassana.
    Sadhu sadhu sadhu!

Phiên dịch: sư Chánh Kiến
Nguồn: Hành Trì Chánh Pháp
(Saddhammapaṭipatti)